Inbound marketing và outbound marketing là 2 khái niệm tiếp thị được sử dụng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp. Mỗi phương pháp đều có những đặc điểm và lợi ích khác nhau đối với việc quảng bá thương hiệu cũng như tăng trưởng doanh số. Hãy cùng Bitrix24 tìm hiểu về sự khác nhau giữa Inbound marketing và Outbound marketing cũng như cách để ứng dụng chúng tốt nhất vào hoạt động kinh doanh. Trước hết chúng ta cùng hiểu cụ thể về các khái niệm Inbound marketing và outbound marketing.
Inbound marketing là một chiến lược tiếp thị thu hút khách hàng tiềm năng đến với công ty thông qua nội dung có giá trị phù hợp với nhu cầu của họ.
Inbound marketing tập trung vào việc biến doanh nghiệp thành một nguồn kiến thức đáng tin cậy trong nghành, bằng cách tạo và phân phối nội dung có liên quan. Những nội dung này phải đảm bảo nhiều tiêu chí như: độ chính xác, tính khách quan và khả năng thu hút người đọc.
Bằng cách tận dụng các kỹ thuật như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), làm content marketing bằng video dài và ngắn, xây dựng nội dung trên MXH, bạn có thể kết nối với khách hàng tiềm năng (lead) và khiến họ nhớ tới thương hiệu của bạn khi muốn mua hàng mà không cần phải liên tục phát đi những mẫu quảng cáo mời gọi.
Inbound marketing tập trung vào việc tạo ra nội dung chất lượng, kéo mọi người về phía sản phẩm của bạn một cách tự nhiên nhất, tức “bán hàng mà như không bán hàng”.
Khi có được những nội dung hay, hữu ích và đánh trúng sự quan tâm của khách hàng, bạn sẽ thu hút được một lượng truy cập lớn. Sau đó, bạn có thể dùng chính lưu lượng này để chuyển đổi thành các bước tiếp theo như để lại thông tin, chuyển hóa các giai đoạn của lead và cuối cùng là chốt đơn.
Inbound marketing chia làm ba giai đoạn để truyền tải thông điệp.
Một chiến lược ứng dụng Inbound marketing tốt sẽ luôn xoay quanh việc cung cấp cho khách hàng những gì họ cần. Các bài viết trên blog, video và bài đăng trên MXH là công cụ để tìm ra những nỗi đau mà khách hàng đang gặp phải, sau đó đưa ra phương pháp để giải quyết điều này.
Mục tiêu ở đây là nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng bằng cách "cho đi" kiến thức và thông tin mà không yêu cầu được "nhận lại". Tuy nhiên, đó cũng chính là cách tốt nhất để khách hàng tiềm năng đặt niềm tin và luôn nghĩ đến thương hiệu mỗi khi họ cần giải đáp bất kỳ vấn đề nào của mình.
Sau khi thu hút khách hàng tiềm năng, đã đến lúc bạn phải nuôi dưỡng và phát triển mối quan hệ vừa chớm nở này. Một số phương pháp marketing hiệu quả mà bạn có thể làm để nuôi lead đó là trả lời các bình luận trên blog, đưa ra lời khuyên được cá nhân hóa cho từng khách hàng khác nhau, khuyến khích lead tham gia các cuộc thi tương tác trên MXH, hoặc dùng telesales gọi lại khách để hiểu thêm về vấn đề của họ.
Giao tiếp hai chiều, thu thập phản hồi chính là cách giữ mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng tiềm năng trở nên gần gũi hơn. Sau khi biết được thêm nhiều thông tin chi tiết của lead, bạn có thể sử dụng chúng để xây dựng các chiến lược marketing hiệu quả, điều chỉnh thông điệp và cải thiện các dịch vụ của mình trong tương lai để tối ưu tỷ lệ chốt đơn lên cao nhất.
Để thực hiện bước nuôi dưỡng mối quan hệ khách hàng, điều quan trọng là doanh nghiệp cần có một hệ thống CRM quản lý và chuyển hóa lead thông minh. Ngay từ những bước đầu như tạo quà tặng ưu đãi, thu lead qua biểu mẫu, gửi email phản hồi, Bitrix24 đã được đánh giá là một trong những CRM hiệu quả, trực quan, dễ dùng và có tỷ lệ chuyển đổi lead từ "lạnh" sang "nóng" tốt nhất.
Bitrix24 là nền tảng hợp tác làm việc toàn diện, tích hợp hơn 35 công cụ CRM và marketing hàng đầu thế giới
Khám phá ngayNgoài ra, bước cuối của Inbound marketing chính là giai đoạn hậu mãi (Chăm sóc sau bán hàng). Việc cung cấp các đề xuất mua thêm sản phẩm dựa trên lịch sử mua hàng, mời tham gia vào các chương trình khách hàng thân thiết và tặng ưu đãi độc quyền là cách giúp khách hàng cảm thấy bản thân họ có giá trị và được doanh nghiệp trân trọng. Điều này khuyến khích họ trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu và thậm chí giới thiệu thêm nhiều khách hàng mới với chi phí gần như bằng 0.
Outbound marketing là phương pháp bắt đầu tạo ra sự giao tiếp với khách hàng bằng cách phát đi thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến số đông công chúng. Outbound marketing còn được biết đến với tên gọi "tiếp thị đẩy". Nó tập trung vào việc tiếp cận càng nhiều người càng tốt để tăng nhận thức về thương hiệu và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
Mục đích của việc ứng dụng Outbound marketing là thu hút sự chú ý của công chúng sau đó chuyển đổi nhiều người trong số họ thành khách hàng. Outbound marketing được ví von như việc thả một tấm lưới rất lớn để bắt cá trên biển. Bạn sẽ bắt được rất nhiều loại cá đa dạng khác nhau trong một lần thực hiện.
Trước đây, các kênh truyền thông đại chúng như quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh và tài liệu dạng vật lý như thư từ, tờ rơi, là các phương tiện phổ biến nhắm mục tiêu đến nhiều dạng nhân khẩu học khác nhau. Trong thời đại 4.0, trang web và MXH đang dần thay thế các kênh cũ và đóng vai trò quan trọng trong một chiến dịch Outbound marketing hiệu quả. Chúng giúp marketer thu hút khán giả bằng nội dung quảng cáo có tính tương tác cao, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy hành động chốt đơn mà không tốn nhiều chi phí thực hiện như cách truyền thống.
Chúng ta có 3 giai đoạn chính của Outbound marketing.
Mặc dù Outbound marketing là phương pháp có mục đích tiếp cận nhiều đối tượng, nhưng để tối ưu hiệu quả của chiến dịch dựa trên nguồn lực có sẵn, bạn vẫn nên tập trung vào những người có nhiều khả năng chuyển đổi thành khách hàng nhất.
Với phương pháp truyền thống như truyền hình, phát thanh, tờ rơi, bạn cần nghiên cứu để chọn ra khung giờ cũng như chương trình có lượng khán giả phù hợp với thông tin nhân khẩu học mà sản phẩm nhắm đến. Với phương pháp tiếp cận số đông trên MXH, việc chạy chiến dịch quảng cáo cũng cần được cân nhắc sao cho nội dung chạy phải đánh được vào nỗi đau mà khách hàng tiềm năng đang gặp phải.
Sau khi xác định đặc điểm của khách hàng tiềm năng, bước tiếp theo là chủ động phát đi thông điệp. Bạn có thể khảo sát những khách hàng hiện tại để biết được kênh, loại nội dung và lịch phát nào phù hợp nhất với đối tượng mục tiêu.
Ví dụ: Nếu bạn đang chạy quảng cáo truyền hình, hãy đặt quảng cáo vào thời điểm mọi người có nhiều khả năng xem nhất. Theo nhiều nghiên cứu, khoảng thời gian 9:15-9:30 tối, giữa các bộ phim dài tập yêu thích, hoặc giữa các trận bóng đá quan trọng là lúc quảng cáo đạt được lượng view cao.
Mục tiêu của việc phát đi thông điệp trong Outbound marketing là hướng nội dung phù hợp đến đúng nơi, đúng thời điểm để đảm bảo thông điệp của bạn tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng nhất.
Sau những bước thu hút sự chú ý nói trên, bạn cần tiếp tục nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng bằng cách chuyển hóa lead khi họ liên hệ qua điện thoại hoặc ghé thăm, điền vào biểu mẫu trên website.
Ở giai đoạn này, phương pháp "làm ấm" lead của Inbound marketing có thể được sử dụng như thêm mã giảm giá trong email để khuyến khích khách mua hàng, tặng ebook, tài liệu cho người quan tâm nhưng chưa muốn chốt đơn. Mục đích của các hành động trên là để thuyết phục khách mua hàng sau khi phủ sóng về thương hiệu trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Để sử dụng 2 phương pháp marketing trên, bạn có thể tham khảo một số ví dụ sau.
Với Inbound marketing, bạn có thể triển khai các hoạt động sau:
Viết bài đăng trên blog chứa nhiều thông tin hữu ích
Viết bài chia sẻ kiến thức trên các cộng đồng của MXH hoặc các diễn đàn không trả phí
Quảng cáo tìm kiếm trên LinkedIn, Google với những từ khóa liên quan đến vấn đề của khách hàng
Viết nội dung dài có giá trị như ebook, báo cáo chuyên ngành
Làm Video YouTube thú vị và chứa nhiều thông tin
Tổ chức hội thảo trên web (webinar) và podcast với diễn giả là người có kiến thức, tên tuổi trong ngành và khách mời là những người có tầm ảnh hưởng lớn.
Với Outbound marketing, bạn có thể triển khai các hoạt động sau:
Quảng cáo trên truyền hình hoặc đài phát thanh
Biển quảng cáo ngoài trời hoặc trong nhà
Đặt quảng cáo trên báo hoặc tạp chí
Đặt banner quảng cáo trên website hoặc app di động
Gửi thư truyền thống
Phát tờ rơi
Xây dựng nội dung cho kênh MXH và chạy các mẫu quảng cáo
Doanh nghiệp nào nên sử dụng Inbound marketing?
Inbound marketing đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp cần chuyển đổi lead thành khách hàng chính thức qua nhiều giai đoạn, tiêu biểu như ngành Saas, bất động sản, xe hơi, công cụ marketing, công cụ tài chính. Ưu điểm nổi bật của Inbound marketing là khiến khách hàng tiềm năng cảm thấy yêu thích và tin tưởng thương hiệu một cách tự nhiên, thông qua chính những nội dung hữu ích và giải quyết nỗi đau của họ.
Nhược điểm của Inbound marketing là gì?
Nhược điểm lớn nhất của Inbound marketing là nó không đem về kết quả ngay lập tức. Thông thường, một thương hiệu sẽ cần 6 tháng đến 1 năm để xây dựng nội dung hữu ích và bắt đầu đem về những khách hàng tiềm năng đầu tiên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngân sách và nhân lực cần thiết cho giai đoạn đầu của Inbound marketing là rất lớn.
Khi nào nên dùng Outbound marketing?
Khi thương hiệu mới lên sóng, chưa được biết đến nhiều hoặc trong giai đoạn cho ra mắt sản phẩm mới, cần được lan truyền quảng cáo đến một tệp lớn khán giả, việc sử dụng Outbound marketing là giải pháp rất phù hợp để gia tăng nhận diện thương hiệu trước khi đến các bước chuyển hóa và chốt đơn sau này.
Trong bài viết trên, Bitrix24 đã đem đến những thông tin so sánh Inbound và Outbound marketing. Đây được xem như 2 cánh tay đắc lực của người làm marketer trong doanh nghiệp. Việc hiểu rõ và vận dụng nhuần nhuyễn 2 phương pháp này sẽ giúp chiến lược marketing của bạn thu về kết quả vượt lên trên mong đợi và duy trì hiệu quả bền vững trong một thời gian rất dài.
Cùng tìm hiểu về Bitrix24 - CRM được tối ưu tốt nhất cho các hoạt động Inbound marketing tại đây.
Bitrix24 là nền tảng hợp tác làm việc toàn diện, tích hợp hơn 35 công cụ CRM và marketing hàng đầu thế giới
Khám phá ngay