Với bối cảnh chuyển đổi số ngày càng trở nên cấp thiết, việc lựa chọn một bộ công cụ văn phòng phù hợp là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất làm việc và tối ưu chi phí vận hành. Trong đó, những nền tảng như Google Workspace là một cái tên quen thuộc và xuất hiện đầu tiên đối với tất cả những ai làm trong lĩnh vực kinh doanh khi nói về công cụ cộng tác nhóm. Tuy nhiên không phải công ty nào cũng có ngân sách đủ lớn hoặc nhu cầu sử dụng toàn bộ tính năng của nền tảng này.
Vì vậy, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty SME tại Việt Nam hiện nay đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho Google Workspace với mức giá hợp lý hơn nhưng vẫn đáp ứng được những nhu cầu cơ bản, đi kèm khả năng tùy chỉnh linh hoạt theo đặc thù từng ngành nghề. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Bitrix24 tìm hiểu top những công cụ cộng tác tốt nhất mà doanh nghiệp có thể cân nhắc nếu cảm thấy Google Workspace chưa thực sự phù hợp.
Trải nghiệm công cụ cộng tác tiên tiến tích hợp công nghệ tự động hoá và AI của chúng tôi – chính là chìa khóa dẫn đến thành công!
BẮT ĐẦU!Hiểu đơn giản, công cụ cộng tác (collaboration tool) là những phần mềm hoặc ứng dụng số giúp mọi người trong nhóm làm việc ăn ý với nhau - dù đang ở văn phòng hay làm việc từ xa. Các công cụ cộng tác tại Việt Nam cần có tính năng hỗ trợ nhân sự trong giao tiếp, chia sẻ tài liệu, quản lý tác vụ và phối hợp để hoàn thành dự án một cách linh hoạt. Nhờ đó, các doanh nghiệp/tổ chức có thể duy trì được sự kết nối, đồng bộ và hiệu quả trong quá trình vận hành.
Trong thời đại số hóa và làm việc linh hoạt hiện nay, việc ứng dụng các công cụ cộng tác không còn là lựa chọn mà trở thành yếu tố thiết yếu để nâng cao hiệu quả vận hành của doanh nghiệp. Dưới đây là những lý do quan trọng doanh nghiệp cần cân nhắc đầu tư vào giải pháp cộng tác phù hợp:
Giao tiếp là nền tảng quyết định sự thành bại của mọi dự án. Việc sử dụng các công cụ cộng tác giúp quá trình giao tiếp giữa các thành viên trở nên liền mạch, rõ ràng, kịp thời và có hệ thống; bất kể họ đang làm việc tại văn phòng hay từ xa. Các tính năng như nhắn tin tức thì, họp video, và thảo luận theo luồng giúp giảm hiểu lầm và đảm bảo mọi người đều nắm được thông tin một cách nhất quán.
Ở cấp dự án, những công cụ này còn tích hợp các chức năng quản lý dự án chuyên sâu. Thay vì giao việc và báo cáo tiến độ làm việc thủ công qua email và các kênh chat riêng lẻ, các nhân sự giờ đây hoàn toàn có thể tạo, phân bổ, theo dõi nhiệm vụ ngay trực tiếp trên nền tảng, tránh tình trạng “kẹt” ở các khâu chuyển giao. Nhờ vậy, công việc được tổ chức khoa học, có thứ tự ưu tiên rõ ràng, được giám sát sát sao; đồng thời, các rủi ro tiềm ẩn cũng được phát hiện sớm và xử lý kịp thời để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.
Trong bối cảnh làm việc kết hợp ngày càng phổ biến, công cụ cộng tác đóng vai trò hạ tầng giúp các nhóm duy trì hiệu quả dù làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau, cho dù bạn đang ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, hay thậm chí là một quốc gia khác. Không cần phải chạm mặt nhau mỗi ngày, các nhân viên vẫn đều có thể nắm bắt chính xác nhiệm vụ mình cần làm, giao tiếp hiệu quả với nhau, với đồng nghiệp, phối hợp nhịp nhàng trong công việc, cập nhật tiến độ kịp thời và nhanh chóng xử lý vấn đề phát sinh.
Không chỉ đơn thuần là phương tiện hỗ trợ công việc, các công cụ cộng tác hiện còn đóng vai trò góp phần xây dựng văn hóa làm việc tích cực trong doanh nghiệp. Nhờ các tính năng như chat nhóm, bình luận trực tiếp trên tài liệu, hoặc thậm chí bỏ phiếu chọn phương án, mọi nhân viên đều có cơ hội chia sẻ ý tưởng và đóng góp ý kiến một cách dễ dàng và nhanh chóng. Khi mọi người cảm thấy được lắng nghe và tham gia vào quá trình ra quyết định, họ có xu hướng chủ động và hứng thú hơn với công việc.
Các cuộc họp tưởng chừng như vô tận vẫn luôn là nỗi đau chung của nhiều nhóm làm việc, bởi sự lãng phí thời gian và kém hiệu quả. Với khả năng cập nhật tiến độ, giao việc và phản hồi nhanh chóng, các công cụ cộng tác có thể hạn chế tối đa những cuộc họp này. Thay vì phải ngồi nghe báo cáo dài dòng, nhân viên có thể theo dõi sát sao tiến độ công việc, trao đổi trực tiếp trên từng nhiệm vụ và nhận phản hồi ngay lập tức. Điều này không chỉ giúp tối ưu thời gian làm việc thực tế mà còn tăng hiệu quả cá nhân và khả năng phối hợp nhóm.
Mọi nhiệm vụ, thời gian, trạng thái thực hiện, và các khó khăn gặp phải đều được cập nhật liên tục trên hệ thống. Quản lý không cần phải hỏi đi hỏi lại, còn thành viên trong nhóm cũng chủ động hơn trong việc báo cáo và phối hợp xử lý vấn đề. Công cụ cộng tác cung cấp cái nhìn tổng thể về công việc của từng thành viên, từ đó tăng sự minh bạch và trách nhiệm trong đội nhóm.
Dưới đây là các lựa chọn thay thế cho Google Workspace có chi phí phải chăng mà doanh nghiệp có thể cân nhắc.
Một trong những lựa chọn thay thế Google Workspace tốt nhất đó chính là Bitrix24. Đây là nền tảng làm việc nhóm và quản trị doanh nghiệp toàn diện, tích hợp CRM, quản lý dự án, giao tiếp nội bộ và lưu trữ đám mây. Được các doanh nghiệp vừa và nhỏ lẫn tập đoàn lớn ở Việt Nam sử dụng rộng rãi, Bitrix24 có hỗ trợ cả tiếng Việt và đi cùng 2 phiên bản đám mây (on cloud) hoặc cài đặt nội bộ.
CRM tích hợp sâu và tự động hóa bán hàng
Quản lý công việc & dự án chuyên nghiệp
Tích hợp công cụ giao tiếp nội bộ hiện đại
Lưu trữ và chia sẻ tài liệu linh hoạt
Tự động hóa quy trình nội bộ (workflow)
Nhìn chung, Bitrix24 có thể coi là công cụ "tất cả trong một" dành cho doanh nghiệp hiện đại - từ quản lý công việc, giao tiếp nội bộ, tối ưu quy trình đến lưu trữ dữ liệu. Với giao diện thân thiện, hỗ trợ tiếng Việt và khả năng tùy chỉnh linh hoạt, Bitrix24 giúp doanh nghiệp vận hành mượt mà hơn mà không cần đầu tư vào quá nhiều nền tảng rời rạc.
Zoho Workplace là một bộ công cụ năng suất và cộng tác tích hợp dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dịch vụ này cung cấp tính năng email doanh nghiệp, xử lý văn bản, bảng tính, trình chiếu và trò chuyện nhóm trong một nền tảng duy nhất. Zoho rất được ưa chuộng ở Đông Nam Á nhờ chi phí hợp lý và nhiều tính năng.
Microsoft 365 là bộ công cụ văn phòng đám mây toàn diện với Word, Excel, Outlook và Teams. Nền tảng được tin dùng bởi hàng triệu doanh nghiệp trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam, nhờ tính ổn định, mạnh mẽ và dễ tích hợp với hệ thống hiện có.
FPT.eWorkspace là nền tảng làm việc số do tập đoàn FPT phát triển, được tinh chỉnh và tối ưu tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam. Nền tảng tích hợp nhiều chức năng như trao đổi nội bộ, quản lý tài liệu, dự án và chữ ký số. Đây là giải pháp phù hợp cho cả doanh nghiệp tư nhân và cơ quan nhà nước.
Tinhvan eOffice là giải pháp văn phòng điện tử được phát triển tại Việt Nam, tập trung phục vụ các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp lớn. Giải pháp này giúp số hóa quy trình điều hành, văn bản, và giao việc nội bộ. Nền tảng này được nhiều tỉnh thành và bộ ngành tin dùng nhờ khả năng tùy biến và tuân thủ pháp lý.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xem xét những yếu tố nào khi lựa chọn công cụ cộng tác?
Khi đánh giá các nền tảng, doanh nghiệp SME tại Việt Nam cần quan tâm đến 4 khía cạnh chính, đó là mức độ đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, tính bảo mật thông tin, ngân sách triển khai và vận hành, khả năng tương thích với hệ thống hiện tại. Doanh nghiệp nên ưu tiên những giải pháp có chính sách giá theo quy mô để tối ưu chi phí.
Nên sử dụng các công cụ với bản miễn phí hay trả phí để đạt hiệu quả tốt nhất?
Với các giải pháp thay thế giá cả phải chăng cho Google Workspace, gói miễn phí sẽ thích hợp cho giai đoạn khởi nghiệp hoặc nhóm dưới 10 người. Khi phát triển lớn hơn, việc nâng cấp lên phiên bản trả phí sẽ mang lại nhiều lợi ích về tính năng, đảm bảo an toàn thông tin, và đi kèm với sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ nhà cung cấp. Doanh nghiệp cũng có thể trải nghiệm bản dùng thử trước khi quyết định đầu tư lâu dài.
Trước khi chuyển đổi sang hệ thống mới, doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Khi đã tìm được lựa chọn thay thế Google Workspace tốt nhất, quy trình chuyển đổi nên được thực hiện theo ba bước quan trọng, đó là triển khai thí điểm với quy mô nhỏ, tổ chức đào tạo nhân viên trước khi áp dụng toàn diện và quan trọng nhất là phải có kế hoạch sao lưu dữ liệu định kỳ để đảm bảo không làm mất các thông tin, tài liệu quan trọng.
Việc chọn đúng không gian làm việc cho SME tại Việt Nam không chỉ giúp tối ưu chi phí mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Trong hàng loạt lựa chọn thay thế Google Workspace tốt nhất trên thị trường, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ giữa chi phí, tính năng và khả năng hỗ trợ để đưa ra quyết định phù hợp.
Dù không có một giải pháp “vạn năng” cho mọi mô hình kinh doanh, nhưng việc hiểu rõ nhu cầu nội tại và ưu tiên các yếu tố như dễ triển khai, hỗ trợ tiếng Việt, và bảo mật dữ liệu là cách để người làm kinh doanh có thể đưa ra lựa chọn phù hợp hơn. Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm một nền tảng toàn diện, dễ sử dụng và phù hợp với thị trường Việt Nam, hãy khám phá Bitrix24 - giải pháp làm việc và cộng tác tích hợp, được hơn 15 triệu tổ chức trên toàn cầu tin dùng.